GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO NHÀ MÁY

Như chúng ta đã biết, biện pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả cho các hộ dân sử dụng điện dân dụng đó là dùng hợp lý các thiết bị điện. Tuy nhiên, trong công nghiệp, giải pháp tiết kiệm năng lượng cho nhà máy bằng cách nào?

VÌ SAO?

Bạn biết đó, ngày nay, sản phẩm tốt mà giá thành rẻ luôn được mọi người ưu tiên sử dụng, mà một trong những yếu tố quan trọng cấu thành giá sản phẩm đó chính là chi phí năng lượng. Việc giảm tiêu hao năng lượng trong quá trình sản xuất tại nhà máy sẽ giúp hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CHO NHÀ MÁY BẰNG CÁCH NÀO?

SỬ DỤNG ĐIỆN VÀO GIỜ THẤP ĐIỂM.

Hiện nay, điện tiêu thụ của nhà máy là điện sản xuất và được áp dụng 3 mức giá, vì vậy, cách giảm trực tiếp nhất đó là sử dụng vào trong những khung giờ thấp điểm để giảm giá thành tiêu thụ mà vẫn đảm bảo năng suất.

Tuy nhiên, khung giờ thấp điểm tại Việt Nam từ 23h00 – 5h00 hôm sau, vào khung giờ này, rất hiếm có nhà máy nào hoạt động cả, vì vậy, hiệu quả đem lại là không cao lắm.

TỐI ƯU HOÁ VIỆC SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ HIỆN TRONG SẢN XUẤT

 

  • Lên kế hoạch sản xuất liên tục, giảm số lần chạy dừng giữa các chu kỳ sản xuất với nhau, nâng cao kiến thức và ý thức của công nhân bằng các chương trình đào tạo hay hội thảo thường niên.
  • Kiểm tra thường xuyên độ hao mòn của máy móc để phát hiện và xử lý kịp thời.
  • Cải thiện cách giám sát thông tin sản xuất theo thời gian thực và tiêu chuẩn hoá để giúp doanh nghiệp sớm phát hiện những khu vực có nguy cơ gây thất thoát năng lượng, từ đó để đưa ra phương pháp xử lý phù hợp, giảm lãng phí điện năng.
  • Đảm bảo quy trình ngắt điện để giảm thiểu tối đa chi phí năng lượng bỏ ra. Biện pháp tốt nhất là chuyển sang trạng thái ít tiêu thụ điện.
  • Tối ưu hoá lại năng suất của thiết bị sản xuất. Mỗi thiết bị khác nhau có năng suất làm việc tối ưu khác nhau, điều cần làm là điều chỉnh lại năng suất làm việc sao cho nguồn điện tiêu tốn ít nhất mà sản phẩm được tối đa nhất. Chẳng hạn, lắp điều hoà không khí cách xa khu nồi hơi công nghiệp và bộ tản nhiệt, lắp thêm tấm cách nhiệt mỏng, và thường xuyên kiểm tra rò rỉ qua cửa sổ, cửa ra vào và khe hở.

 

THAY MỚI HOẶC NÂNG CẤP THIẾT BỊ SẢN XUẤT.

Việc này sẽ giúp cải thiện hiệu quả sản xuất tốt nhất, tuy nhiên cũng rất tốn kém, vì vậy, trước thực hiện điều này, chủ nhà máy nên nghiên cứu kỹ lưỡng, lựa chọn được phương thức thích hợp nhất.

  • Tái sử dụng nhiệt thải: Tận dụng nhiệt thải ra từ quá trình chế biến để tích luỹ và tái sử dụng lại như một nguồn năng lượng để phục vụ cho đợt chế biến tiếp theo.
  • Nâng cấp thiết bị sản xuất nhằm nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm khi cùng sử dụng một lượng năng lượng.
  • Nghiên cứu các công nghệ mới phù hợp với tình hình sản xuất để đưa vào sử dụng, tiết kiệm năng lượng, tăng chất lượng sản phẩm.

NGHIÊN CỨU VÀ ĐẦU TƯ VÀ CÁC NGUỒN CUNG CẤP NĂNG LƯỢNG CARBON THẤP.

Được xem như là giải pháp được tìm hiểu nhiều nhất hiện nay, bởi nó không chỉ giúp cải thiện hiệu suất sản xuất mà còn giảm khí thải độc hại ra môi trường. Một vài giải pháp tiết kiệm năng lượng thường thấy như: lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời, khí sinh học nhằm hỗ trợ giải quyết chất thải, giải pháp “Ice Bank” tiết kiệm điện năng tiêu thụ,….

Ví dụ, một số doanh nghiệp sử dụng thêm công nghệ tiêu hoá kỵ khí và thu hồi khí biogas để giải quyết lượng nước thải khổng lồ tại các nhà máy chế biến sữa và sản xuất bia.

Tuỳ vào lĩnh vực mà giải pháp tiết kiệm năng lượng cho nhà máy khác nhau thì sẽ khác nhau, nhưng trên cơ bản sẽ làm theo 4 hướng đề xuất như ở trên. Trước mỗi giải pháp, ban lãnh đạo cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa đến quyết định cuối cùng.