Giả thuyết:
Lõi lọc chỉ nên thay thế khi đồng hồ chênh áp báo cao.
Thực tế:
Chúng ta lắp lọc với mục đích cải thiện chất lượng khí nén. Đồng hồ đo chênh áp chỉ hiển thị mức độ tắc ngẹt của lọc, chứ không hiển thị chất lượng của khí nén.
Để đảm bảo chất lượng khí nén tốt, các lõi lọc phải được thay đều đặn hàng năm, hoặc theo yêu cầu nhanh hơn của nhà máy.
Giả thuyết:
Lọc tạp chất CHỈ dùng cho loại bỏ dầu?
Thực tế:
Lọc tạp chất có độ thu giữ hạt bụi, tạp chất và chất lỏng cao.
Giả thuyết:
Ô nhiễm dầu không có trong môi trường không khí.
Thực tế:
Môi trường không khí thông thường có từ 0.05mg/m3 tới 0.5mg/m3 hơi dầu do xả khí từ xe cộ và các quá trình sản xuất công nghiệp. Do máy nén khí không dầu sử dụng lượng lớn khí từ môi trường và khí này chứa hơi dầu có thể được làm mát và ngưng tụ trong hệ thống khí nén. Nên sử dụng máy nén khí không dầu, không đảm bảo sẽ có khí không dầu.
Giả thuyết:
Dầu hạng lỏng và hạt là những thành phần tạm chất duy nhất tồn tại trong hệ khí nén?
Thực tế:
Nói chung, có khoảng 10 loại tạp chất trong khí nén thông thường mà cần phải loại bỏ hoặc giảm để hệ thống vận hành hiệu quả.
Chúng bao gồm:
- Hơi nước
- Dầu lỏng
- Hơi dầu
- Gỉ sét bẩn
- Hạt nước
- Vi sinh vật
- Hạt dầu
- Nước
- Cặn đường ống
Chỉ có hai trong số các tạp chất: dầu và hạt dầu được sinh ra từ máy nén. Các thiết bị tinh lọc khí nén được yêu cầu làm giảm hoặc loại bỏ các tạp chất còn lại, và cũng loại bỏ dầu và hạt dầu khỏi hệ thống. Vì thế, không cần biết máy nén khí nào được sử dụng, người ta vẫn yêu cầu phải sử dụng thiết bị tinh lọc khí nén.
Giả thuyết:
Tạp chất ô nhiễm trong khí nén là vấn đề của máy nén.
Thực tế:
trong hệ thống khí nén thông thường, tạp chất khí nén tới từ nhiều nguồn:
· Thứ 1 – Từ môi trường không khí
Các máy nén hút một lượng khí lớn từ môi trường, nó liên tục đẩy vào hệ thống các tạp chất ô nhiễm như hơi nước, vi sinh vật, bụi bẩn, hơi dầu.
· Thứ 2 – Từ máy nén khí
Cùng với tạp chất bụi bẩn được hút vào, máy nén khí cũng góp phần làm tăng lượng bụi bẩn từ chính hoạt động của nó. Thêm nữa, máy nén khí có dầu mang hạt dầu và hơi dầu trong quá trình nén khí. Khi qua giai đoạn nén, bộ làm mát sẽ làm ngưng đọng nước, đưa nó vào khí nén ở dạng lỏng và hạt.
· Thứ 3 – Từ các thiết bị lưu trữ khí nén.
· Thứ 4 – Từ đường ống phân phối khí nén.
Tank chứa khí và hệ thống đường ống đều lưu trữ một lượng lớn các hạt bụi bẩn. Ngoài ra, chúng làm nguội khí nóng và bão hoà sẽ làm ngưng tụ lượng lớn nước, mang nước đi vào hệ thống. Khí bão hoà và nước sẽ gây ra ăn mòn, bám bẩn đường ống và làm các vi sinh vật phát triển.
Giả thuyết:
Máy làm khô nào cũng có thể lắp đặt ngoài trời.
Thực tế:
Tất cả các máy làm khô khí tiêu chuẩn được thiết kế lắp đặt trong phòng. Tuy nhiên, rất nhiều máy được lắp đặt ngoài trời (có mái che hoặc không có mái che). Lắp đặt ngoài trời được chấp nhận nếu nó chống được mưa, tuyết…Việc lắp đặt ngoài trời mà ko có mái che không được khuyến cáo.
Giả thuyết:
Máy làm khô khí không đạt cấp độ khô như trong tài liệu bán hành công bố.
Thực tế:
Việc lắp đặt Máy làm khô thường bị ảnh hưởng xấu bởi rất nhiều lỗi gây ảnh hưởng tới cấp độ khô của khí nén. Những lỗi cơ bản như khoảng không phía trên và trước bộ ngưng tụ gây ra lỗi tái sinh và áp suất cao…tính toán công suất máy làm khô khí sai cơ bản khi không tính đến nhiệt độ khí môi trường vào mùa hè thường cao hơn nhiều vào mùa đông…sai nguồn cấp về tần số.
Giả thuyết:
Lọc khí nén cũng làm khô khí nén.
Thực tế:
Lọc có khả năng loại bỏ nước và một phần hạt nước từ khí nén. Lọc không có khả năng àm giảm lượng hơi nước trong khí nén hoặc giảm điểm sương của khí nén..