CHỨNG CHỈ AN TOÀN LAO ĐỘNG

An toàn lao động đang ngày càng được chú trọng, cá nhân, tập thể trong quá trình thi công, xây dựng,…cần phải có chứng chỉ an toàn lao động, điều này được bộ Lao động Thương Binh Xã Hội quy định tại nghị định 44/2016/NĐ-CP.

CƠ SỞ PHÁP LÝ.

  • Căn cứ theo điều 150 của Bộ luật lao động phát hành ngày 18 tháng 6 năm 2012.
  • Căn cứ vào Nghị định số 45/2013/NĐ-CP phát hành ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời gian làm việc, nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
  • Căn cứ vào nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Căn cứ vào đề nghị từ Cục trưởng Cục An toàn lao động.
  • Căn cứ vào thông tư quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động và vệ sinh lao động từ bộ trưởng của bộ lao động – Thương binh và xã hội.
  • Căn cứ vào nghị định 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15/5/2016 của Chính Phủ. Trong đó có quy định chi tiết một số điều về luật an toàn và vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

Ý NGHĨA.

Trong thực tiễn, quy định an toàn lao động và vệ sinh lao động có một ý nghĩa rất quan trọng, vì:

  • Trước hết, thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề đảm bảo sức khỏe và làm việc lâu dài của người lao động.
  • Thứ hai, giúp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Chẳng hạn: trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện làm việc có tiếng ồn, bụi,..
  • Thứ ba, giúp đảm bảo các điều kiện về vật chất và tinh thần cho người lao động để thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Chẳng hạn như: trang bị đồ bảo hộ lao động, chế độ phụ cấp,…

ĐỐI TƯỢNG.

Theo thông tư 27/2013/BLĐ của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, những đối tượng sau được tham gia cấp chứng chỉ an toàn lao động:

  • Người lao động
  • Người đang làm việc, mới tuyển dụng, người học nghề, tập nghề, thử việc tại cơ sở làm việc.
  • Người sử dụng lao động, người quản lý.
  • Các cá nhân khác có nhu cầu.

Theo đó, đối tượng tham gia cấp chứng chỉ cũng được quy định tại nghị định số 44/2016/NĐ-CP được ban hành ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

– Nhóm 1: những đối tượng là người quản lý phụ trách công tác an toàn và vệ sinh lao động, gồm:

+ Những người là đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc, những người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; những người giữ chức vụ quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.

+ Cấp phó của người được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn và vệ sinh lao động.

 

– Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động:

+ Bộ phận chuyên trách hoặc bán chuyên trách về vấn đề an toàn và vệ sinh lao động của cơ sở.

+ Người phụ trách trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

– Nhóm 3: Những người lao động làm việc trong môi trường có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và vệ sinh lao động được đề cập trong Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

– Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định ở trên, gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

+ Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

+ Nhóm 6: Học an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại luật 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

MỨC BỒI THƯỜNG.

Dưới đây là mức bồi thường tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc.

  • Bồi thường ít nhất 30 tháng lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc trong trường hợp tử vong do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
  • Bồi thường ít nhất 1,5 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5%-10%, nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 10%-81% thì mỗi tăng 1% cộng thêm 0,4 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).